BÀI TRUYỀN THÔNG
CHUYÊN MỤC: DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO CÁC EM HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NOONG HẸT
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Đối với các em học sinh đặc biệt là các em học sinh (người dân tộc thiểu số) ngay từ khi còn ngồi học trên ghế nhà trường thì việc tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của các em, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, hoàn thành Chương trình giáo dục tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức ở cấp học trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôi chia sẻ cùng đồng nghiệp một số nội dung xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho học sinh tại trường tiểu học xã Noong Hẹt.
Xây dựng môi trường lớp học.
Giờ học Tiếng Việtcủa các em học sinh lớp 2A3
Học sinh chỉ tranh và nói
Môi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học, nó quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm, lớp. Đối với các lớp dạy tăng cường tiêng Việt thì việc tạo môi trường lớp học lại càng có ý nghĩa lớn lao hơn đối với các em.
Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các buổi giao lưu tiếng việt thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Học sinh giao lưu tiếng việt cấp trường
Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho các em có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt, Ví dụ: khi dạy môn học tiêng việt thì các đồ dùng tranh, ảnh bài dạy minh họa có nội dung phong phú, đa dạng…
Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp như góc thư viện xanh, tủ truyện tranh… phải hợp lí, thuận tiện và có đủ không gian cho các em hoạt động. Ngoài ra giáo viên cũng thường xuyên hay đổi nội dung các góc chơi trong từng chủ đề nhằm tạo sự hứng thú, khích lệ các em tham gia hoạt động.
Các nhóm, lớp tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho cho các em học sinh vào các hoạt động giáo dục trẻ trong trong ngày, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt bằng hình thức giao lưu trên sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt.
Hoạt động trải nghiệm của học sinh trường TH xã Noong hẹt qua internet
Môi trường hoạt động ngoài trời
Nhà trường có khu vui chơi, thư viện thân thiện….. tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường tạo ra cho các em có khu vui chơi, đọc sách
|
Các em đọc sách trong thư viện nhà trường
Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay trong nhà trường và trong gia đình các em, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh thường xuyên giao tiếp với các em bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện pháp tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi các em đang sinh sống tăng cường giao tiếp với các em bằng tiếng Việt.
Người viết bài: Trần Thị Yến Tổ 2+3 trường Tiểu học xã Noong Hẹt